1. Đối tượng
Du học nghề Đức gần đây nổi lên như một cơn bão vì những lợi ích và giá trị mà nó đem lại. Du học nghề được hiểu đơn giản là các chương trình mà du học sinh sẽ tham gia theo học tại các trường nghề, sau đó sẽ nhận được chứng chỉ hành nghề để làm việc tại Đức hay các nước trong khu vực cũng như quốc tế. Chương trình học chỉ mất 3 năm, gói gọn trong việc học lý thuyết và thực hành và được phân chia thành 50/50 (50% học lý thuyết trên trường và 50% thực hành trực tiếp tại các cơ sở nghề). Và sau khi tốt nghiệp, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục làm việc tại cơ sở đang theo học hoặc tìm một nơi mới phù hợp hơn. Chương trình học không chỉ miễn phí 100% mà còn có trợ cấp mỗi tháng để chi trả cuộc sống sinh hoạt tại Đức. Chính vì vậy, đây là một chương trình phù hợp với tất cả mọi đối tượng, chỉ cần bạn yêu thích và đam mê với ngành nghề mà mình lựa chọn.
2. Điều kiện
Mặc dù có nhiều ưu đãi cũng như giá trị nhưng điều kiện du học nghề lại hết sức đơn giản so với du học Đại học Đức. Các điều kiện bao gồm:
- Từ 18 - 28 tuổi (một số ngành hay chương trình vẫn có thể yêu cầu độ tuổi lớn hơn so với mức này, tuy nhiên không phổ biến và rất khó để tìm)
- Tốt nghiệp THPT chính quy hoặc bổ túc
- Không mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm gan, bệnh xã hội hay các bệnh lây truyền khác
- Không có tiền án, tiền sự hay nằm trong danh sách cấm xuất cảnh ra khỏi Việt cũng như cấm nhập cảnh vào Đức
- Một điều kiện quan trọng không kém chính là bằng tiếng Đức. Hiện nay, vẫn còn rất nhiều bang và chương trình yêu cầu tối thiểu là bằng B1. Tuy nhiên, du học nghề Đức ngày càng trở lên khắt khe cũng như yêu cầu nhiều hơn và điều này được chứng minh qua việc có rất nhiều thành phố, nhiều bang hay nhiều chương trình yêu cầu tối thiểu là bằng B2. Nếu bạn muốn có một ngành học tốt, sống ở thành phố lớn thì trình độ tiếng là điều kiện không thể bỏ qua. Vì vậy, GermanLab vẫn luôn đưa ra lời khuyên, nếu có thể hãy học và thi ngay bằng B2 ở Việt Nam để có thể vượt qua mọi rào cản về ngôn ngữ, về cuộc sống tại Đức.
- Giấy mời nhập học của trường nghề, hợp đồng của doanh nghiệp tại Đức
Có thể thấy, điều kiện du học nghề Đức bao năm nay không có quá nhiều thay đổi và cũng không khắt khe như du học Đại học Đức nên nếu có niềm đam mê với du học, với nước Đức, bạn không nên bỏ qua mà hãy nắm bắt cơ hội nhanh nhất nhé!
3. Lộ trình
Tổng thời gian mà chương trình học nghề bắt đầu đến khi tốt nghiệp và bắt đầu công việc thường kéo dài 4 năm (1 năm tại Việt Nam và 3 năm tại Đức). Thời gian này cũng tương đương với việc học Đại học ở Việt Nam nhưng lại có nhiều ưu điểm về trợ cấp, miễn học phí cũng như cơ hội việc làm, định cư. Cùng GermanLab sơ lược qua về lộ trình du học nghề thông thường mà hầu hết du học sinh nghề nào cũng phải trải qua như sau:
Bước 1: Học tiếng Đức từ A1 - B1 và thi chứng chỉ B1 (khoảng 6 - 8 tháng). Nếu ngành của bạn yêu cầu chứng chỉ B2 thì thời gian này có thể kéo dài hơn một chút.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin học tại một trường nghề tại Đức và phỏng vấn với doanh nghiệp
Bước 3: Chuẩn bị và nộp hồ sơ xin visa du học Đức
Bước 4: Nhận visa và sang Đức nhập học
Bước 5: Tham gia học lý thuyết tại trường nghề đan xen thực hành tại doanh nghiệp trong 3 năm
Bước 6: Tốt nghiệp và làm việc tại doanh nghiệp
Thời gian 1 năm tại Việt Nam sẽ chiếm từ bước 1 đến bước 4 và sau đó sẽ là 3 năm học nghề tại Đức. Và sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ bắt đầu hành nghề chuyên nghiệp tại các đơn vị nghề hay doanh nghiệp tại Đức.
4. Các ngành nghề du học Đức có cơ hội việc làm cao
- Pflegefachmann/ Pflegefachfrau (Du học nghề ngành điều dưỡng)
- Thời gian học tập: 3 năm.
- Với tư cách là một điều dưỡng, bạn sẽ làm việc với bác sĩ, thực hiện các biện pháp điều trị theo quy định y tế, chuẩn bị cho bệnh nhân các biện pháp phẫu thuật, điều trị hoặc chẩn đoán, truyền dịch, lấy máu và giúp chăm sóc cơ thể.
- Mức lương trợ cấp nghề cao hơn so với những ngành khác. Trong năm đầu tiên bạn nhận được tổng cộng khoảng 1.150 euro mỗi tháng, trong năm tiếp theo là 1.250 euro và trong năm cuối trung bình là 1.350 euro. Mức lương khởi điểm khi ra trường 3000 euro và kinh nghiệm chuyên môn càng cao, mức lương sẽ càng hấp dẫn hơn.
-
- Restaurantfachmann - Hotelfachmann (Du học nghề ngành nhà hàng - khách sạn)
- Thời gian học tập: 3 năm (⅓ thời gian lý thuyết và ⅔ thời gian thực hành)
- Đối với công việc ngành nhà hàng, bạn có thể đảm nhận các công việc như: tiếp nhận khách hàng; quản lý, thu ngân, phục vụ đồ ăn và thức uống; tham gia tổ chức sự kiện hoặc lễ hội ở cả không gian trong nhà cũng như ngoài trời. Còn công việc ngành khách sạn thì bạn sẽ đảm nhận những nhiệm vụ như: tiếp nhận và tư vấn cho khách hàng; lễ tân; kiểm tra và bố trí phòng khách sạn cho khách; lên kế hoạch tổ chức sự kiện tại khách sạn;…
- Theo quy định của chính phủ, khoản trợ cấp cho ngành nghề nhà hàng - khách sạn sẽ tăng dần theo từng năm học và trung bình khoảng 700 - 1000 euro. Và sau khi ra trường sẽ là 2000 - 2500 euro.
- Koch/ Köchin (Du học nghề ngành đầu bếp)
- Thời gian học tập: 3 năm (⅓ thời gian lý thuyết và ⅔ thời gian thực hành)
- Công việc đầu bếp sẽ bao gồm các nhiệm vụ như: chuẩn bị, chế biến và phục vụ đồ ăn; nắm rõ luật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; kiểm tra thực phẩm; tìm hiểu quy định giữ an toàn khi làm công việc đứng bếp;…
- Mức lương trợ cấp năm đầu sẽ khoảng 770 euro/ tháng, năm hai tăng 840 đến 880 euro/ tháng và năm cuối là 940 - 990 euro/ tháng. Và mức lương khởi điểm sau khi ra trường là 2600 - 2900 euro/tháng.
- Mechatroniker/ Mechantronikerin (Du học nghề ngành cơ khí)
- Thời gian học tập: 4 năm (⅓ thời gian lý thuyết và ⅔ thời gian thực hành)
- Với tư cách là một kĩ thuật viên ngành cơ khí, công việc của bạn sẽ là nghiên cứu sơ đồ và bản vẽ kỹ thuật có sẵn cho bạn để xây dựng, lắp đặt theo kế hoạch; xây dựng và đưa chúng vào vận hành; sửa chữa và khắc phục sự cố.
- Mức lương đầu tiên của bạn là khoảng 970 euro mỗi tháng. Trong năm thứ hai, mức lương của bạn tăng lên mức trung bình là 1.040 euro mỗi tháng. Trong năm học nghề thứ ba, bạn đã nhận được 1.130 euro và trong sáu tháng cuối cùng của khóa đào tạo, bạn thậm chí còn kiếm được tổng cộng lên đến 1.200 euro. Sau khi đào tạo, mức lương sẽ lên đến gần 3000 euro/ tháng, thậm chí là 4000 euro/ tháng nếu bạn có năng lực và kinh nghiệm chuyên môn dày dặn.
- Bäcker/ Bäckerin (Du học nghề ngành làm bánh)
- Thời gian học tập: 3 năm
- Nhiệm vụ của bạn với tư cách là thợ làm bánh là bạn cần nắm rõ mọi công thức làm bánh; lên ý tưởng trang trí bánh; thuẩn thục sử dụng mọi loại máy móc phục vụ trong công việc; làm bánh theo yêu cầu của khách.
- Trợ cấp lương học nghề cũng không hề kém cạnh với bất kì ngành nào với năm đầu là 860 euro/ tháng, năm tiếp theo là 945 euro/ tháng và năm cuối là 1085 euro/ tháng. Mức lương sau học nghề sẽ là 2300 - 3000 euro/ tháng và sẽ tăng lên tùy thuộc vào tay nghề, năng lực chuyên môn của người thợ.
Ngoài ra, chúng mình đang liên tục mở rất nhiều khóa học tiếng Đức với đủ các trình độ phù hợp với mọi lứa tuổi, bạn có thể tìm hiểu thêm tại lịch khai giảng hoặc liên hệ chúng mình để biết thêm thông tin chi tiết.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Ø Hotline: 097848413
Ø Fanpage Fb: Trung tâm tiếng Đức GermanLab
Ø Địa chỉ: Số 3 ngõ 118 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
Viết bình luận
Các trường bắt buộc được đánh dấu *