“Deutsch lernen, ist nicht einfach, aber auch nicht unmöglich”
Tạm dịch: Học tiếng Đức không hề dễ nhưng cũng không có nghĩa là không thể
Thuật ngữ “sốc văn hoá” gần như là không còn xa lạ đối với các bạn mới bắt đầu học tiếng Đức, thứ ngôn ngữ với những ngữ pháp khó nhằn kèm theo đó là kiểu phát âm không giống tiếng anh là mấy. Chính vì thế, một số bạn sẽ rơi vào hoảng loạn, sợ sệt và chán nản khi mới bắt đầu. Bất kỳ ai học tiếng Đức cũng đều nói tiếng Đức khó, tuy nhiên để nói khó đến mức không thể học thì điều đó là vô lý.
GermanLab sẽ giải đáp cho các bạn những thắc mắc về “Tại sao tiếng Đức lại khó nhắn đến vậy?” và đưa ra các Tipps để các bạn có thể học tiếng Đức đúng cách, hiệu quả hơn.
I. Khái quát tiếng Đức
Học một ngôn ngữ mới chẳng bao giờ được gọi là dễ cả, ngay cả khi mình học và tìm hiểu chuyên sâu vào tiếng mẹ đẻ của chính mình đi nữa. Mỗi loại ngôn ngữ lại có màu sắc riêng, lại có cái khó và cái dễ riêng.
Nói về độ khó tiếng Đức, Mark Twain cũng từng nói: ” Không một ngôn ngữ nào lầy lội và phi hệ thống như tiếng Đức. Mơ hồ đến nhầy nhụa để có thể nắm bắt được. Khi tưởng rằng đã nắm bắt được một quy tắc để có thể tự tin nghỉ ngơi giữa những giận dữ và hỗn loạn gây ra bởi 10 thành phần câu tiếng Đức, thì lật sang trang mới người ta đọc được rằng “Người học cần ghi chú cẩn trọng những quy tắc ngoại lệ sau…”. Lướt mắt xuống và thấy có nhiều bất quy tắc hơn cả bộ quy tắc. Vậy là người ta lên đường để khám phá một đỉnh núi thì thấy mình lún vào một đống cát thối”
Vậy tiếng Đức có phải là ngôn ngữ khó nhất thế giới không? Chẳng ai có thể trả lời câu hỏi này nhưng để nói tiếng Đức khó thì chắc chắn là có. Tuy nhiên, so với các loại ngôn ngữ khác như: Hàn, Trung, Nhật, Ả Rập thì tiếng Đức vẫn sẽ có những lợi thế riêng, giúp bạn thuận hơn trong quá trình học.
II. Tại sao tiếng Đức khó?
1. Tiếng Đức có ba giống
Danh từ tiếng Đức có ba giống: giống đực (der – Maskulin), giống cái (die – Femininum) và giống trung tính (das – Neutrum). Vì vậy, khi bạn đang học quen tiếng Anh thì đây cũng là một trở ngại lớn, ngoài những từ có quy tắc thì hầu như là bất quy tắc và bạn phải từ vận động để có thể nhớ hết giống của các danh từ trong tiếng Đức. Ngoài ra, nó còn thay đổi theo từng loại ngữ pháp khác nhau.
2. Danh từ trong tiếng Đức có thể ghép lại với nhau
Tiếng Đức có thể ghép nhiều từ thành một danh từ hoàn toàn mới hoặc có ý nghĩa phức tạp hơn rất nhiều. Trong lịch sử tiếng Đức đã từng có từ dài nhất với 63 chữ cái: das Rindfleischetikettierungsüberwachungsaufgabenübertragungsgesetz (Đạo luật quy định về việc chuyển giao công việc giám sát dán nhãn thịt bò). Và danh từ tiếng Đức luôn viết hoa, dù là số ít hay số nhiều. Khi chúng ta đã quá quen với tiếng mẹ đẻ là Tiếng Việt thì chúng ta đều biết, Tiếng Việt không hề có sự ghép danh từ này.
3. Động từ tiếng Đức
Với Tiếng Việt, bạn sẽ không cần phải lo lắng với việc chia động từ trong câu. Nhưng khi học tiếng Đức, bạn sẽ luôn luôn phải chia động từ. Có một điều khá thuận lợi cho những bạn đã từng học tiếng Anh là tiếng Đức giống với tiếng Anh vì bạn phải chia động từ cho các ngôi của nó. Đây cũng là một trong những khó khăn đầu tiên mà bạn phải trải qua, bạn sẽ luôn phải nhớ cách chia động từ với từng ngôi : ich, du, sie, er, es, ihr … Tất nhiên tiếng Đức cũng có những quy tắc chia nhất định như tiếng Anh nên bạn cũng đừng lo lắng nhé!
Tuy nhiên nếu so với tiếng Anh thì tiếng Đức có nhiều động từ bất quy tắc hơn rất nhiều, đứng trước những động từ bất quy tắc này thì mọi quy tắc đều trở nên vô dụng. Chính vì vậy, bạn chỉ còn cách ghi nhớ và học hỏi từ những người dày dặn kinh nghiệm đi trước.
4. Thành phần câu trong tiếng Đức có thể hoán đổi vị trí
Nếu là tiếng Việt thì sẽ nói theo trình tự Subjekt-Prädikat-Objekt (Chủ ngữ – Vị ngữ – Thành phần bổ sung), không thể hoán vị được. Điều này cũng là một khó khăn với những ai bắt đầu học tiếng Đức vì tiếng Đức, có thể hoán vị trí của chủ ngữ và các thành phần khác.
5. Cấu trúc trong câu khá phức tạp
Cấu trúc câu tiếng Đức hoàn chỉnh sẽ có 5 bộ phận cấu thành. Nhưng cũng không bắt buộc có đủ cả 5 thành phần, chỉ cần thể hiện đủ thông điệp muốn truyền đạt là được. Ngoài ra, người ta có thể nhồi nhét vào rất nhiều thứ, câu trong câu, nhiều tầng, nhiều lớp tạo thành một câu phức đôi khi có thể dài cả trang giấy.
6. Tính từ trong tiếng Đức
Trong tiếng Việt tính từ luôn đứng đằng sau danh từ và không có sự biến đổi theo giống, số và cách. Tuy nhiên, tính từ trong tiếng Đức đa số đứng đằng trước danh từ và cũng biến đổi theo từng cách của danh từ. Việc chia đuôi tính từ đôi khi cũng là một việc vô cùng khó nhằn và phức tạp.
III. Lời khuyên khi học tiếng Đức
Sau khi đọc điểm qua vài điểm thì chắc hẳn bạn cũng sẽ thấy tiếng Đức thật sự không hề dễ học, tuy nhiên, khi nói tiếng Đức khó đến mức không thể học thì điều đấy là vô lý. Chẳng có một ngôn ngữ nào là dễ dàng khi học cả, bởi học một ngôn ngữ, ta như đi khám phá cả một nền văn minh nhân loại của đất nước ấy. Chỉ cần bạn thật sự chăm chỉ, luôn chủ động trong học tập cũng như có những phương pháp phù hợp thì bạn hoàn toàn có thể chinh phục và thành thạo tiếng Đức.
Bạn có thể đọc thêm tại:
