CHU DU NƯỚC ĐỨC QUA NHỮNG TRANG SÁCH

CHU DU NƯỚC ĐỨC QUA NHỮNG TRANG SÁCH

Trong suốt quãng đường lịch sử, nước Đức và con người Đức đã minh chứng sức mạnh qua những thành tựu đáng kinh ngạc trong kinh tế, văn hóa cũng như qua các cuộc chiến tranh. Những cuốn sách hay về nước Đức sẽ giúp cho bạn có một cái nhìn tường cận về hơn cuộc sống, lịch sử, văn hóa và con người Đức. 

1. Berlin Rules – Cách của người Đức (Paul Lever)

Nước Đức gọi thời điểm sau Thế chiến thứ hai năm 1945 là Stunde Null (thời khắc số 0). Vào lúc đó, Đức hoàn toàn sụp đổ cả về vật chất lẫn tinh thần. Thua trận, bị chia cắt, chiếm đóng, vận mệnh nước Đức nằm trong tay các thế lực nước ngoài.

Thế rồi, từ tro tàn, Đức đã trỗi dậy! Nước Đức trong nửa sau thế kỷ 20 không chỉ hoàn thành mục tiêu khôi phục sức mạnh kinh tế, thống nhất đất nước mà còn trở thành thế lực dẫn dắt châu Âu và là tiếng nói đầy trọng lượng trên trường quốc tế.

Ở châu Âu, khi Đức còn chịu nói chuyện thì vẫn còn cửa cho bàn bạc. Một khi họ đã chốt ý kiến, vấn đề coi như xong. Là một trong số các quốc gia sáng lập Liên minh châu Âu (EU), về mặt lý thuyết, vị thế của Đức không khác gì các thành viên khác. Nhưng trên thực tế, Ủy ban châu Âu chưa bao giờ ra quyết sách mà không tham khảo ý kiến của Đức. Còn các thành viên khác, bất chấp ấm ức trong bụng hay bực bội ra mặt, vẫn phải “uống thuốc” mà Đức kê đơn.

Hơn một thập kỷ qua trên thế giới, người ta đã quen chờ đợi “Thủ tướng Thép” Angela Merkel lên tiếng mỗi khi có biến cố xảy ra. Là nhân vật thống trị chính trường Đức, đồng thời là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới, bà Merkel là sự nhân cách hóa của đất nước mà bà dẫn dắt: hiệu quả, tổ chức tốt và thành công, nhưng nghiêm khắc!

Đức là một dân tộc đặc biệt mang trong mình quá nhiều mâu thuẫn! Đức đi đầu thúc đẩy châu Âu gắn kết hơn nữa nhưng bản thân họ chưa thể thoát khỏi nỗi ám ảnh của huyết thống – một trong những nguyên nhân hàng đầu đẩy cả đất nước tới bờ vực diệt vong một thời. Ngụp lặn trong nỗi mặc cảm, người dân Đức từng quay lưng khước từ mọi thứ thuộc về quá khứ – tới mức như trở thành một người mất trí nhớ. Nhưng một khi học được cách chấp nhận, họ dũng cảm nhìn thẳng và nhận lỗi chứ không miễn cưỡng như một số nước khác…

Theo học giả hàng đầu nước Anh về nước Đức, Giáo sư William Paterson, Đức là ‘bá chủ bất đắc dĩ’. Sức mạnh mà Đức đang có, lạ thay, không phải là thứ họ cố ý kiếm tìm. Họ không “sinh ra để dẫn đầu”, càng không toan tính vị thế dẫn dắt. Chính những nước khác chọn đi theo Đức – một hình mẫu thành công đáng ngưỡng mộ!

Toàn bộ “chân dung” nước Đức hiện đại được khắc họa chân thật và rõ nét qua con mắt của tác giả Paul Lever – người có thâm niên 6 năm làm đại sứ Anh tại Berlin từ năm 1997. “Cách của người Đức” là tác phẩm mang tới cho bạn đọc một cái nhìn xuyên suốt, toàn cảnh về nền kinh tế, cấu trúc chính trị của nước Đức, đồng thời cung cấp một cái nhìn đa chiều về sức ảnh hưởng, thách thức và những lựa chọn tiềm tàng của Đức đối với Liên minh châu Âu, đặc biệt khi Anh sắp rời khối liên minh này.

 

2. Nước Đức thế kỷ XIX (Einstein)

Nước Đức thế kỷ XIX từ một dân tộc thất trận, lạc hậu đã vươn lên thần kỳ bằng ba cuộc cách mạng ngoạn mục nhất trong lịch sử: công nghiệp, giáo dục và khoa học, trở thành người khổng lồ trong lòng châu Âu, có những cống hiến to lớn cho thế giới.

Nước Đức cũng mở ra cho các dân tộc đi sau khả năng có thể trở thành một quốc gia công nghiệp hùng cường ngang bằng với đế chế Anh lâu đời mà con đường tiến hóa lên có thể khác. Các đại biểu Nhật Bản Minh trị trong chuyến thăm Berlin 1873 đã có thêm kinh nghiệm để học hỏi.

Sức bật của dân tộc Đức có nền văn hóa cao, sau khi được cởi trói về chính trị, của lòng ái quốc và những đam mê xem khoa học, văn hóa là những loại tôn giáo thiêng liêng trong đời thường là một cuộc hóa thân thần kỳ rất đáng ngưỡng mộ.

 

3. Mùa thu Đức 1989 (Egon Krenz)

Một quyển sách quan trọng của Egon Krenz – nguyên tổng bí thư Đảng Xã hội chủ nghĩa dân chủ thống nhất Đức – vừa xuất bản với những thông tin về thời điểm mở cửa biên giới chấm dứt bức tường Berlin vào ngày 9-11-1989.

Vào thời điểm đó, Egon Krenz còn là chủ tịch Hội đồng nhà nước Cộng hòa dân chủ Đức, ông đã thuật lại những diễn biến căng thẳng của những người lãnh đạo CHDC Đức trước quyết định nhà nước này tồn tại hay không tồn tại.

Những chuyến bay đối ngoại, những cuộc điện thoại và họp bàn với Gorbachev, các tính toán, kế hoạch và tâm niệm “không bao giờ có chiến tranh khởi phát từ đất Đức lần nữa”… đã được kể lại bởi một người trong cuộc từng giữ vị trí quan trọng, để “ngày 9-11 gần như tình cờ mà trở thành một thời điểm của lịch sử Đức đương đại”.

Tập sách công bố lần đầu tiên vào tháng 2-2009 đã tạo nên một tâm điểm chú ý của dư luận.

 

4. Nước Đức trong lòng bàn tay (Trần Mai)

Với môi trường học tập an toàn, năng động và hiện đại, Đức được coi là một trong những điểm du học hàng đầu thế giới khi có rất nhiều trường học, chương trình học sinh viên không phải trả bất cứ khoản học phí nào. Điều này được áp dụng đối với cả các sinh viên nước ngoài. Hãy bắt đầu từ cuốn sách Nước Đức trong lòng bàn tay cuốn cẩm du học của tác giả Trần Mai, nếu bạn đang có kế hoạch đi du học Đức. Ngay cả khi, bạn chưa có kế hoạch gì thì rất có thể du học Đức là một trong những lựa chọn của bạn.

Trong cuốn sách này, tác giả sẽ kể cho bạn nghe về con đường du học của mình, về những kinh nghiệm với đủ cả nắng ấm và mưa rào, để bạn cân nhắc trước khi đưa ra lựa chọn cho bản thân. Lẽ dĩ nhiên là con đường của bạn rồi sẽ khác. Năm tháng qua đi, chỉ có những trải nghiệm và ký ức sẽ được lưu giữ. Dù cuối cùng, bạn quyết định như thế nào thì cũng hy vọng rằng, bạn đã sống trọn vẹn không có điều gì phải nuối tiếc.

Cuốn sách này sẽ giúp bạn:

– Lên kế hoạch đi du học ở Đức.

– Tự chuẩn bị các bước trong hành trình đi du học.

– Có một cái nhìn đa chiều về cuộc sống du học ở Đức.

– Hiểu biết thêm về văn hóa, con người Đức.

– Định hướng cho cuộc sống sau khi tốt nghiệp.

 

5. Làm dâu nước Đức (Phan Hà Anh)

Làm Dâu Nước Đức là những suy nghĩ và những câu chuyện nhỏ, “tự họa” chân dung Phan Hà Anh, chia sẻ những câu chuyện vui có buồn có của chính trị trong vai trò làm dâu, làm vợ và làm mẹ tại thành phố Lübeck xa xôi, thuộc CHLB Đức.

Tác giả đã mở đầu tự truyện bằng khung cảnh hài hước khi chồng và con gái đánh thức chị vào buổi sáng, rồi một tiếng sau, lúc chồng cùng “nàng công chúa bé nhỏ” rời khỏi nhà đi làm và đi học, chị lại nghe cậu con trai nghịch ngợm trên gác thét lên: “MAMA”. Sau chín năm làm nội trợ, Hà Anh không giấu nổi niềm tự hào là người giữ lửa gia đình: kiên nhẫn chờ chồng về nhà hàng tối để nấu ăn, mát-xa cho anh; dịu dàng chăm sóc và nhẫn nại dạy dỗ các con thành những đứa trẻ tự lập, nhân hậu; bên cạnh đó, thực lòng gần gũi, quan tâm đến mẹ chồng bởi bố chồng chị đã qua đời. Song, nàng dâu thời hiện đại trong tự truyện cũng không giới hạn mình giữa bốn bức tường, chị vẫn dành ra những giờ phút “hướng ngoại”: viết lách và giao lưu, trò chuyện với bạn bè trên trang web và facebook của chị, hoặc… học lái ô tô hay… bắt tay thực hiện một kế hoạch “dài hơi”: theo học lấy bằng ngôn ngữ và văn hóa Đức.

Hành trình làm vợ, làm mẹ của Phan Hà Anh ngập tràn hạnh phúc – là khi “ông xã” quyết định vượt cả chặng đường trường trở về để ăn một bát mỳ khuya vợ nấu, khi hai con Sophie Linh và Tim Long bắt đầu giúp mẹ làm việc nhà, hay lúc nhận món quà giản dị từ mẹ chồng: “Mẹ mua cho con đôi giày đi trong nhà. Đừng đi chân đất rồi lại viêm bàng quang”, v.v. Hành trình ấy cũng là rất nhiều lo toan, tính toán để giữ cho gia đình nhỏ có đủ những khoản chi tiêu cho con cái học hành, dự phòng đau ốm hay đi du lịch,… vì “người Đức đóng thuế rất cao”, kỷ luật nghiêm túc và có trách nhiệm cao với xã hội.

Quãng đường chín năm làm dâu xa xứ của Hà Anh tuy mới chỉ là một chặng đường chưa thật dài, nhưng xứng đáng được ghi nhận bởi chị phần nào đã tôn vinh và giới thiệu ra thế giới bên ngoài, cụ thể là với nước Đức những phẩm chất truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: đảm đang, khéo léo, hết lòng vì chồng, vì con; đồng thời cũng mang những nét mới của phụ nữ thời hiện đại: hài hước, tự tin và có chí tiến thủ.

Trong tự truyện, Hà Anh cũng gửi gắm cả nỗi bâng khuâng về những ký ức ngày còn ở Việt Nam quê nhà cũng như nỗi buồn xa xứ man mác. Dường như, từ cảm xúc ấy, tác giả càng thêm trân quý những giá trị văn hóa của người Việt, gắn kết chúng với gia đình chồng và truyền cảm hứng đến các con: “Hôm nay là ngày 30 Tết, mình tỉnh giấc lúc 4 giờ 30 rồi không tài nào ngủ lại được. Lần đầu tiên mình bày mâm ngũ quả, ở chợ có trái nào thì mua trái đó. Đi ra đi vào, ngửi mùi hương bưởi thoang thoảng mà nhớ nhà. Con gái líu lo hát suốt ngày “Tết, Tết, Tết đến rồi”, đòi mặc áo dài, còn chơi trò đi thuyền”.

Bằng cách kể chuyện giản dị, tự nhiên, vừa hài hước, sôi nổi vừa pha nét suy tư, Hà Anh đã chia sẻ kinh nghiệm vun đắp một mái ấm nơi giao hòa hai nền văn hóa, quan điểm nuôi dạy con cái, cách ứng xử với gia đình chồng,v.v. đồng thời, bày tỏ tâm tư, tình cảm của những nàng dâu xa xứ.

 

6. Sống sót ở Berlin (Erik Larson)

rik Larson sinh ra tại Brooklyn, New York, Mỹ. Ông nổi tiếng với dòng truyện phi hư cấu về lịch sử, không thể không nhắc tới cuốn “Sống sót ở Berlin” do Nguyễn Quang Huy dịch, xuất bản theo sự chuyển nhượng quyền giữa Công ty cổ phần Sách Bách Việt và Erik Larson.

Cuốn sách nói về lịch sử nước Đức ngày càng chìm sâu bóng tối sau thời khắc Trùm Phát xít Adolf Hitler trở thành Thủ tướng của Đế chế Đức vào năm 1933. Kể từ đó trở đi, nước Đức xảy ra bạo lực liên miên và nạn phân biệt chủng tộc, đặc biệt đối với người Do Thái, Hitler quan ngại với người Do Thái bởi chính sự tài năng của nhóm người đó sẽ làm ảnh hưởng, cản trở đối với quyền lực của hắn.

Đúng vào thời điểm đó, ông William E.Dodd – một giáo sư lịch sử được cử sang Berlin làm Đại sứ Hoa Kỳ tại Đức. Ông cùng cô con gái – Martha sớm được trải nghiệm một nước Đức kỳ lạ, tươi đẹp, nhưng cũng đầy rẫy hiểm nguy bủa vây. Trong khi đó, Hitler lại ngày càng tỏ ra thiện chí và ưa chuộng hòa bình.

Nhưng liệu mọi người nghe thấy, nhìn thấy và ngửi thấy gì? Các nhà ngoại giao và du khách giải thích những sự kiện diễn ra xung quanh họ như thế nào? Và có ai thấy được bộ mặt thật của Trùm Phát xít Hitler và ngăn hắn lại khi quá muộn???…

 

7. Angela Merkel – Thế giới của vị nữ thủ tướng (Stefan Kornelius)

Tin liên quan







      Đăng ký ngay chỉ với một vài bước đơn giản

      Bước 1