Khi mới bắt đầu tìm hiểu nước Đức, chắc hẳn bạn sẽ rất tò mò rằng: “Hồ sơ du học Đức cần những gì?” và hàng ngàn câu hỏi sẽ được đặt ra. Vì vậy, GermanLab sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn hồ sơ du học cơ bản cần những gì nhất, cùng chúng mình tìm hiểu nhé!
Bước 1: Học tiếng Đức
Khi bắt đầu có ý định du học Đức, các bạn trước tiên hãy kiểm tra xem mình có phù hợp với điều kiện du học Đức không, sau đó là bắt đầu vào học tiếng ngay lập tức. Chúng mình khuyên các bạn nên học tiếng càng sớm càng tốt, vì đây là điều kiện bắt buộc để xin visa đi Đức du học. Bạn có thể học ở Viện Goethe, Đại học Hà Nội hoặc các trung tâm dạy tiếng Đức uy tín, chẳng hạn như GermanLab, bên mình có rất nhiều khóa học cũng như đội ngũ giáo viên vô cùng nhiệt huyết và tận tâm. Việc chọn chỗ học uy tín ngay những ngày đầu sẽ giúp bạn không gặp sai sót không đáng có trong việc học sau này.
Bước 2: Dịch thuật các giấy tờ
Đây cũng là bước vô cùng cần thiết và quan trọng. Vì vậy, bạn nên làm càng sớm càng tốt. Trong thời gian học tiếng Đức nên đi dịch thuật công chứng các loại giấy tờ như: giấy báo nhập học Đại học, kết quả điểm thi Đại học, Học bạ, … Tất cả các giấy tờ theo yêu cầu của thẩm tra APS.
Khi có giấy báo trúng tuyển Đại học, bạn nên làm ngay lập tức thủ tục thẩm tra APS, rồi để sẵn giấy APS (giấy chứng nhận APS này không bị hết hạn).
Bước 3: Thẩm tra APS
Đối với những bạn muốn học đại học tại Đức, nhất thiết phải trải qua kỳ thi APS. APS là một bộ phận thuộc Phòng Văn hóa của Đại sứ quán Đức Hà Nội. APS thẩm tra liệu Sinh viên xin Du học có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để nhập học Đại học tại Đức, đồng thời thẩm tra các Chứng chỉ học tập. Sau khi thẩm tra, nếu Sinh viên đạt đầy đủ các yêu cầu sẽ được APS cấp một Chứng chỉ hay một Chứng nhận (cho các khóa học thuần túy nghệ thuật). Chứng chỉ hay Chứng nhận này là một trong những điều kiện để được nhập học tại một Trường Đại học của Đức. Các Chứng chỉ và Chứng nhận có hiệu lực vô thời hạn.
Bước 4: Đăng ký cho kỳ thi TestAS và thi TestAS
(vào tháng 02, tháng 04 và tháng 10 hàng năm)
Đây là một bước quan trọng trước khi làm hồ sơ du học Đức. TestAS là một bài kiểm tra để đánh giá khả năng học Đại học của Sinh viên nước ngoài tại Đức. Qua kết quả của TestAS, Sinh viên nước ngoài có thể đánh giá vị trí của mình so với các Sinh viên (nước ngoài) khác. Các Trường Đại học Đức có thể sử dụng kết quả của TestAS để ưu tiên xét tuyển.
Lưu ý:
Việc chọn làm bài TestAS bằng tiếng Đức hay bằng tiếng Anh hoàn toàn không ảnh hưởng đến kết quả của bài TestAS và cũng hoàn toàn không ảnh hưởng đến các việc hay các thủ tục sau này! Do đó, chúng mình khuyên các bạn nên chọn ngôn ngữ mà bạn cảm thấy vững vàng nhất để làm bài thi một cách tốt nhất.
Bước 5: Tìm trường
Khi tiếng Đức của bạn đã bắt đầu trình độ B1, bạn sẽ tìm hiểu về Trường Đại học, Trường Dự bị Đại học, Ngành học Đại học phù hợp tại Đức.
Kinh nghiệm chọn trường trước khi làm hồ sơ du học Đức
– Chọn trường có ngành mình thích, hoặc ngành đã học ở Việt Nam
– Chọn trường có mức chi phí phù hợp với điều kiện tài chính
– Chọn trường có mức độ danh tiếng phù hợp với khả năng của bản thân
– Chọn trường đặt tại thành phố mà bạn muốn sống
– Chọn trường có tỷ lệ xét duyệt đỗ cao
Bước 6: Thi B1 tiếng Đức
Tiến hành thi càng sớm càng tốt, để những bước tiếp theo của bạn được suôn sẻ và nhanh gọn hơn. Nếu có thể, chúng mình luôn khuyên các bạn nên học tiếp B2 sau khi xong B1 để có thể không quên kiến thức, cũng như lấp đầy kiến thức liên tục. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn sau khi sang Đức rất nhiều và tiết kiệm được chi phí học tiếng khi ở bên này.
Bước 7: Xin Zulassung – Admission Letter (thư mời nhập học)
(Phải có trình độ B1 hoặc B2 thì bạn mới có thể làm bước này)
Các trường hầu như sẽ thông qua Uni Assist thì các bạn lưu ý lịch trên website của UA.
Một số trường không thông qua Uni Assist thì các bạn liên hệ hẳn website của trường và upload giấy tờ lên website của trường.
Bước 8: Mở tài khoản du học
Mở một Tài khoản Phong tỏa (Tài khoản Du học): Số tiền Đại sứ quán Đức Hà Nội hiện thời yêu cầu tối thiểu là 10.236 EUR, (tức 853 EUR/tháng) trong một Tài khoản Phong tỏa tại một Ngân hàng tại Đức (ví dụ như tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam hoặc Deutsche Bank), bên cạnh lệ phí phát sinh thêm của từng Ngân hàng, hoặc
Bước 9: Xin Visa du học Đức
– Nộp Hồ sơ xin Visa cho ĐSQ / TLSQ Đức
– Nhận kết quả Visa
Bước 10: Thi dự bị Đại học
Ngoài việc thi dự bị Đại học tại Đức thì cũng có một số trường dự bị Đại học của Đức có tổ chức thi tuyển ở Việt Nam, với tình hình khó khăn như hiện nay, các bạn có thể thi ở Việt Nam. Rất nhiều học sinh thi ở Việt Nam đã đỗ vào những trường nổi tiếng như STK Mainz, Hamburg, Greifswald, Nordhausen,… Thi theo cách này, đỡ tốn kém và đỡ áp lực hơn cho các bạn rất nhiều so với việc thì bên Đức.
Bạn có thể tham khảo thêm:
DU HỌC NGHỀ ĐỨC NÊN CHỌN NGÀNH GÌ?
DU HỌC ĐỨC: DU HỌC NGHỀ VÀ DU HỌC ĐẠI HỌC KHÁC NHAU THẾ NÀO?
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Ø Hotline: 0978335083 – 0978848413
Ø Fanpage Fb: Trung tâm tiếng Đức GermanLab
Ø Địa chỉ: Số 3 ngõ 118 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
