Những điều cần lưu ý khi tìm nhà tại Đức

Những điều cần lưu ý khi tìm nhà tại Đức

Việc tìm nhà chẳng bao giờ là dễ dàng, thậm chí nếu không biết cách có thể sẽ gặp vô cùng nhiều khó khăn. Đặc biệt là những sinh viên mới chân ướt chân ráo thì việc này sẽ mối bận tâm hàng đầu của các bạn khi đặt chân sang đất nước xứ lạ, cụ thể là nước Đức. Vì thế, nếu như bạn vẫn còn nhiều băn khoăn thì hãy cùng với GermanLab xem ngay bài viết sau đây để có thể tìm nhà hiệu quả nhé!

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo:

Trải nghiệm thực tế tiêm vacxin tại Đức

I. Các loại hình thuê nhà tại Đức

Điều đầu tiên nhưng không hề kém quan trọng đó là bạn phải xác định được hình thức bạn muốn ở vì mỗi hình thức lại có những ưu, nhược điểm khác nhau. Ở Đức có 3 hình thức chính mà bạn có thể lựa chọn:

1. Studentenwohnheim: ký túc xá

– Ký túc xá thường có có giá cả phải chăng nhất. Hầu hết các trường Đại học tại Đức đều có ký túc xá riêng.

– Giá thuê phụ thuộc vào vị trí, kích thước và tiện nghi, trung bình khoảng 234 €/tháng.

Ưu điểm: Chi phí thấp, có thể làm quen được nhiều sinh viên, gần trường nên tiết kiệm chi phí đi lại.

Ngoài ra, rất nhiều phòng trong ký túc xá đã có đầy đủ nội thất và giá thuê đã bao gồm tất cả các chi phí kết nối truyền hình hay internet.

Nhược điểm: Đôi khi sẽ thiếu sự riêng tư vì phải sống chung hoặc không được tự do, thoải mái và rất khó để có thể đặt được phòng. 

2. Wohngemeinschaft/ WG: Chia sẻ phòng với các sinh viên khác

– WG là hình thức thuê nhà phổ biến nhất hiện nay của du học sinh đến từ Việt Nam và những nước khác.

– Các bạn sẽ có phòng riêng và sử dụng không gian chung như phòng khách, phòng bếp và đôi khi là cả phòng tắm. 

– Chi phí thuê nhà, điện, Internet được chia đều. Trung bình chi phí tiền thuê nhà mỗi tháng từ 280-300 €/tháng.

Ưu điểm: Giá cả hợp lý, có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với sinh viên Đức và quốc tế. Môi trường sống tập thể khá vui vẻ và thoải mái. Chắc chắn sẽ còn tuyệt hơn nữa, nếu bạn sống cùng một nhóm bạn có tích cách hợp nhau.

Nhược điểm: Đôi khi sẽ xảy ra bất đồng về việc sử dụng những vật chung trong nha hoặc bất đồng về lối sống và quan điểm. 

3. 1-Zimmer-Wohnung: Sống trong căn hộ riêng

– Nếu bạn là người thích sống một mình, không chung đụng thì đây chính là hình thức thoải mái nhất, phù hợp nhất dành cho bạn nhưng cũng tốn kém nhất. 

– Các bạn thường phải mất khoảng 360 €/tháng tiền thuê nhà, chưa kể chi phí phát sinh. 

Ưu điểm: Bạn sẽ có không gian thoải mái và tự do cho mình, làm bất cứ điều gì mình thích mà không sợ phiền đến người khác, cũng như không cần lo đến những bất đồng xảy ra trong quá trình sống chung.

Nhược điểm: Giá thuê so với WG chắc chắn là đắt hơn nhiều so với các loại hình trên.

 

II. Nguồn tìm nhà tại Đức

– Google sẽ luôn là công cụ tuyệt vời cho việc tìm kiếm, bạn có thể tìm mọi thứ ở đây với các từ khóa như “WG”, “Studentenwohnheim”, “1-Zimmer-Wohnung” kèm các tên vùng, thành phố và mức chi phí muốn bỏ ra.

– Các website tìm nhà nổi tiếng, bạn có thể tham khảo: Studenten – WG, Wohngemeinschaft, www.wg-gesucht.de, …

– Nếu có thể, hãy tận dụng các mối quan hệ thân thiết của bạn hoặc những người đã sang Đức trước để tìm được nhà và có nhiều cơ hội biết được nhà giá rẻ.

 

TIPPS HỮU ÍCH

– Đừng vì ham rẻ mà ở chỗ quá xa xôi, hẻo lánh, thậm chí là quá xa trường học, chỉ vì nghĩ bạn sẽ chăm chỉ dậy sớm, chăm chỉ đi lại. Điều này, lâu dần sẽ gây bất tiện cho việc đi lại vô cùng cũng như nguy hiểm.

– Đăng ký với chính quyền của mình địa chỉ mới trong vòng hai tuần sau khi chuyển đến và cũng đừng quên đăng ký những việc quan trọng như: họ tên trên hộp thư, internet và điện cho nhà, ….

– Chỉ khi được tận mắt nhìn thấy nhà và kí xong xuôi hợp đồng thì bạn mới chuyển tiền, nếu không rủi ro cho những ngày đầu đến Đức liên quan đến thuê nhà sẽ là trải nghiệm rất tệ đó.

– Cuối cùng, hãy chuẩn bị cho mình một tâm lý thoải mái khi tìm và thuê nhà, nếu không chuẩn bị tâm lý thì mọi lời khuyên trên đều trở nên vô nghĩa.

Bạn cũng có thể cần: Tất tần tật về bằng lái xe tại Đức

 

Chúc bạn có một trải nghiệm tốt với việc tìm nhà thông qua bài viết của GermanLab. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng mình nhé!

 







    Đăng ký ngay chỉ với một vài bước đơn giản

    Bước 1